Tìm hiểu các thành phần của một ứng dụng Android

Các thành phần của ứng dụng là các khối xây dựng cơ bản của một ứng dụng Android. Các thành phần này được liên kết với nhau thông qua file manifest – AndroidManifest.xml, file này mô tả mỗi thành phần của ứng dụng và cách các thành phần đó tương tác .

Bốn thành phần chính của một ứng dụng Android
Bốn thành phần chính của một ứng dụng Android

Có bốn thành phần chính của một ứng dụng Android:

1. Activities:

Thuật ngữ Activity chỉ một việc mà người dùng có thể thực hiện trong một ứng dụng Android. Activity cũng chính là giao diện người dùng và xử lý các tương tác người dùng với màn hình điện thoại.
VD: Khi bạn bấm nút Play trong game nó sẽ chuyển bạn sang 1 giao diện khác.

2. Services:

Service dùng để chạy ngầm để thực hiện các công việc như nghe nhạc, thực hiện ghi và đọc file, hoặc  tương tác với Content Provider.
VD: Bạn đang nghe nhạc, nhưng bạn muốn ẩn nó đi để lướt FB hoặc là báo thức, bạn đặt báo thức lúc mấy giờ thì đến giờ đó nó sẽ đổ chuông, ứng dụng nhạc và báo thức chạy nền đó chính là Services.

3. Broadcast Receivers:

Broadcast Receiver là chức năng dùng để nhận các sự kiện mà các ứng dụng hoặc hệ thống phát đi.
VD: Khi pin yếu nó sẽ hiện thông báo pin bạn còn bao nhiêu % nữa, đó chính là Broadcast Receivers.

4. Content Providers:

Content provider là thành phần cung cấp dữ liệu từ một ứng dụng đến một ứng dụng khác dựa trên các Request. Một Content Provider có thể sử dụng các cách lưu trữ dữ liệu khác nhau, dữ liệu có thể được lưu trữ trong databases, file, thậm chí thông qua Network. Bạn có thể hiểu nôm na đây là cơ sở dữ liệu của ứng dụng vậy.
VD: Bạn đăng nhập facebook và lưu mật khẩu lại, lần sau vào bạn sẽ không cần nhập tài khoản mật khẩu nữa. Tài khoản, Mật khẩu của bạn đã được lưu trữ trong SQLite hoặc 1 file nào đó trong máy, khi đăng nhập lại ứng dụng sẽ tự động gọi ra và xác nhận lại thôi.

Các thành phần bổ sung của ứng dụng Android:

Fragments:

Là một phần của giao diện người dùng trong một Activity.

Views:

Là các yếu tố giao diện người dùng được hiển thị trên màn hình bao gồm các button, listview, textview… vv

Layouts:

Layouts bố trí cấu trúc hiển thị cho một giao diện người dùng ví dụ như cái button A nằm ở bên phải hay bên trái màn hình, cái dòng chữ B ở trên hay ở dưới…

Layouts gồm có 4 loại chính:

  • Linear Layout
  • Relative Layout
  • List View
  • Grid View

Intents:

Intent là một phương thức truyền dữ liệu từ Activity này qua Activity khác hoặc từ Activity tới hệ thống Android.

Có 2 loại Intent: Explicit intents và Implicit intents.

Bạn có thể xem chi tiết hơn về Intent tại đây: http://developer.android.com/guide/components/intents-filters.html

Minh họa cho implicit intent
Minh họa cho Implicit intent

Resources:

Resources có thể hiểu là các tài nguyên có được sử dụng trong ứng dụng, ví dụ như âm thanh, hình ảnh, chuỗi ký tự..

Manifest:

Manifest là tập tin cấu hình cho ứng dụng, chính xác là file AndroidManifest.xml các Activity đều phải khai báo ở đây nếu không ứng dụng sẽ không thể chạy được, tất nhiên là khi tạo Activity nó se tự động khai báo cho mình. Nhưng về một số các quyền khác thì phải tự mình khai báo, ví dụ như ứng dụng muốn truy cập vào Internet thì phải cấp quyền cho nó <uses-permission android:name=”android.permission.INTERNET” />, hoặc muốn sử dụng Service bạn cũng phải khai báo Service.

Lời kết

Trên đó là các thành phần của một ứng dụng Android, tùy vào yêu cầu và mục đích của ứng dụng mà người code có thể sử dụng tất cả các thành phần trên hoặc có thể là 1 phần. Nếu có bất kỳ góp ý hay chia sẻ gì, mong bạn có thể để lại comment bên dưới hoặc gửi mail về [email protected]. Xin cảm ơn!!

Gom Marker trong Android với Google Maps Android API – Google Maps Android Marker Clustering Utility Sử dụng SwipeRefreshLayout trong ứng dụng Android Hướng dẫn tạo Material Dialog Bottom Sheet Android Tạo context menu trong Android – ActionBar ActionMode.CallBack Example Retrofit và Volley thư viện nào tốt hơn Hướng dẫn sử dụng thư viện Volley trong Android Tạo Web Service bằng PHP và MYSQL cho ứng dụng di động – Part 2 Tạo Web Service bằng PHP và MYSQL cho ứng dụng di động – Part 1 Hàm chuyển đổi Timestamp thành Datetime trong Android và JavaScript Design Patterns là gì? Tạo Project Android theo mẫu Design Patterns(Part 2)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.