Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu cách tạo một project mới trong Android Studio với ví dụ Hello World, và hiểu rõ hơn cấu trúc của một Android Project. Thường mỗi khi bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình, chúng ta đều bắt đầu với ví dụ là Hello World, đơn giản là để hiển thị dòng chữ Hello World ra màn hình. Theo cách hiểu của mình thì nó được dùng trong việc mô phỏng cho người mới bắt đầu về cú pháp lập trình cơ bản trong ngôn ngữ lập trình, trong Android cũng vậy.
Tạo Android Project mới
Khởi động Android studio và chọn Start a new Android Studio project .
Sau khi bấm Start a new Android Studio project thì một màn hình sẽ hiển thị ra như bên dưới:
- Application name: tên của project bạn muốn tạo
- Company Domain: tên miền của công ty hoặc bạn có thể đặt theo ý thích, khi đặt tên ở company domain nó sẽ tự sinh ra package name.
- Package name: bạn nên viết thường hết và phải ít nhất có 1 dấu chấm ngăn cách . Lưu ý: bạn có thể đặt “abc.com” nhưng không thể đặt một mình “
abc“và không được đặt tên có số đứng đầu “2abc.com” hoặc có số sau dấu chấm “abc.2com“, bạn cũng nên tránh đặt tên package có chữandroidtrong đó vì khi up những app này lên ggplay sẽ không được chấp nhận. - Project location: chọn thư mục lưu project của bạn.
Sau khi nhập đầy đủ thông tin trên thì bạn bấm Next để tiếp tục.
Mặc định nó sẽ tích vào Phone and Tablet – ứng dụng chạy trên điện thoại và máy tính bảng. Bạn cần lưu ý ở chỗ minimum SDK, trên hình mình chọn minimum SDK là API 11 tương đương với các điện thoại chạy android 3.0 trở lên sẽ chạy được ứng dụng của mình. Trong trường hợp điện thoại android dưới 3.0 thì chắc chắn sẽ không chạy được ứng dụng của mình.
Các bạn bấm Next để tiếp tục.
Ở màn hình này có khá nhiều Activity mỗi Activity có 1 chức năng riêng, bạn hãy tìm hiểu dần nhé còn với ứng dụng này bạn chọn Empty Activity và bấm Next.
Tên Activity và tên layout, bận để nguyên và bấm Finish, đợi nó build 1 tí là có thể chém code được rồi.
Một khi project của bạn được tạo thành công, nó sẽ hiển thị giao diện như trên đây.
Cấu trúc bên trong của một Android Project
- build: Thư mục này chứa các tập tin được tạo tự động như Aidl,Build configuration, R(R.JAVA) và thư mục outputs chứa file apk.
- libs: Đây là một thư mục để thêm các thư viện để phát triển các ứng dụng Android.
- src: Thư mục này chứa các file nguồn .java cho cho project của bạn. Mặc định, nó bao gồm file nguồn MainActivity.java.
- res: Thư mục này chứa các thư mục con khác drawable,layout,values,và file android manifest .
- res/drawable: Thư mục này chứa các hình ảnh hoặc các file xml được sử dụng trong ứng dụng, ví dụ 1 hình ảnh để làm background cho app…
- res/layout: Đây là một thư mục chứa các tập tin định nghĩa giao diện người dùng trong ứng dụng của bạn.
- res/values: Đây là một thư mục chứa các tập tin XML khác nhau chứa một tập hợp các nguồn lực, chẳng hạn như các chuỗi string trong có trong ứng dụng và màu sắc .
- AndroidManifest.xml: Đây là file trong đó mô tả các đặc điểm cơ bản của ứng dụng và xác định từng thành phần của nó.
File MainActivity.java
Dưới đây là mã mặc định được tạo cho ứng dụng Hello World!
package dev4u.com.helloworld; import android.support.v7.app.AppCompatActivity; import android.os.Bundle; public class MainActivity extends AppCompatActivity { @Override protected void onCreate(Bundle savedInstanceState) { super.onCreate(savedInstanceState); setContentView(R.layout.activity_main); } }
Ở đây, R.layout.activity_main đề cập đến file activity_main.xml nằm trong thư mục res / layout .
File Manifest
Bạn phải khai báo tất cả các thành phần của nó trong một file manifest.xml . Tập tin này hoạt động như một giao diện giữa hệ điều hành Android và ứng dụng của bạn, vì vậy nếu bạn không khai báo thành phần của bạn trong file này, thì ứng dụng của bạn sẽ không thể chạy được. Tuy nhiên là một số thành phần sẽ tự sinh ra nhưng 1 số thành phần khác bạn phải tự thêm vào.
<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?> <manifest xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android" package="dev4u.com.helloworld"> <application android:allowBackup="true" android:icon="@mipmap/ic_launcher" android:label="@string/app_name" android:supportsRtl="true" android:theme="@style/AppTheme"> <activity android:name=".MainActivity"> <intent-filter> <action android:name="android.intent.action.MAIN" /> <category android:name="android.intent.category.LAUNCHER" /> </intent-filter> </activity> </application> </manifest>
File Strings
File strings.xml nằm trong thư mục res / values và nó chứa tất cả các văn bản mà ứng dụng của bạn sử dụng. Ví dụ, tên của button, nhãn, văn bản mặc định, tên của ứng dụng …
<resources> <!--Tên của ứng dụng khi hiển thị trong điện thoại của bạn--> <string name="app_name"> Ứng dụng HelloWorld</string> <!--Chuỗi văn bản hiển thị trên màn hình khi ứng dụng của bạn được mở--> <string name="hello_world">Hello World!n Đây là ứng dụng Android đầu tiên của tôi</string> </resources>
Layout(Giao diện ứng dụng)
Đây là một ví dụ đơn giản RelativeLayout mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong một chương riêng. Các TextView là một thành phần giúp hiển thị các chuỗi trong ứng dụng Android và nó có các thuộc tính như android: layout_width , android: layout_height vv mà đang được sử dụng để thiết lập chiều rộng và chiều cao của nó…@string dùng để gọi đến file strings.xml nằm trong thư mục res / values . Do đó, @ string / hello_world gọi đến chuỗi hello_world định nghĩa trong file strings.xml để hiển thị .
<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?> <RelativeLayout xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android" xmlns:tools="http://schemas.android.com/tools" android:layout_width="match_parent" android:layout_height="match_parent" android:paddingBottom="@dimen/activity_vertical_margin" android:paddingLeft="@dimen/activity_horizontal_margin" android:paddingRight="@dimen/activity_horizontal_margin" android:paddingTop="@dimen/activity_vertical_margin" tools:context="dev4u.com.helloworld.MainActivity"> <TextView android:layout_width="wrap_content" android:layout_height="wrap_content" android:layout_centerInParent="true" android:text="@string/hello_world" /> <!--Dòng android:layout_centerInParent="true" dùng để căn giữa chiểu cao và chiều rộng màn hình, nhưng nó chỉ áp dụng cho RelativeLayout--> </RelativeLayout>
Chạy ứng dụng
Bạn khởi động Genymotion xong và bắt đầu chạy ứng dụng, bạn có thể ấn tổ hợp phím Shift+F10 để chạy hoặc có thể ấn vào biểu tượng hình tam giác màu xanh để chạy ứng dụng.
Sau khi chạy xong:
Nếu bạn chưa cài đặt Genymotion bạn có thể xem qua bài viết Hướng dẫn cài đặt và sử dụng máy ảo Genymotion bản mới nhất
Lời kết
Bạn đã phát triển ứng dụng Android đầu tiên của mình và bây giờ chỉ cần giữ tiếp tục phần còn lại sau các bước hướng dẫn để trở thành một nhà phát triển Android tuyệt vời. Qua hướng dẫn trên thì có thể thấy cách tạo một Android Project trong Android Studio rất dễ đúng không ạ, chỉ cần làm 1 lần là nhớ. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn gì trong lúc tạo project hay bất kỳ góp ý ,chia sẻ nào, mong bạn có thể để lại comment bên dưới hoặc gửi mail về [email protected]. Xin cảm ơn!!
anh cho em hỏi sau khi cài đặt xong studio thì nó không hiện lên bảng có dòng start a new android studio project mà nó vào luôn giao diện chính của ctrình .khi đó vào file chọn new project thì nó bão lỗi sdk (em ms dùng nên ko hiểu tnào)
Bạn thử check lại xem đã cài SDK chưa, hoặc check lại xem congfig thư mục SDK trong android studio đã đúng chưa..
Chúc bạn thành công, nếu vẫn chưa được bạn có thể chụp ảnh chi tiết lỗi gửi về mail [email protected] mình sẽ xem kỹ hơn
đây là bản bao nhiêu vậy ad 2. mấy vậy
Đây là bản 1.5 nha bạn.. giờ bản mới nhất là v2.3.3 rồi 😀
Chúc bạn ngày mới vui vẻ…!
[…] Android studio và tạo một project mới đặt tên […]
Ad có bài hướng dẫn kết nối các project con vào project chính không ạ? Mình đang tập làm app nhưng đến phần này thực sự không biết làm sao 🙁
Mình chưa hình dung ra ý bạn nói là gì, bạn có thể nói rõ hơn được không ạ. Nếu bạn muốn tạo project mới thì chỉ cần làm theo các hướng dẫn trên là ra ngay!!